SÂM NGỌC LINH – VỚI SỨC KHỎE CON NGƯỜI
Sâm Ngọc Linh: Tên gọi khác sâm khu năm, Sâm Việt Nam; Tên khoa học là Panax vietnamensis Ha et Grushv; là loài cây quý hiếm, được xếp vào hạng cực quý, ngang hàng với một số loại sâm thế giới... Sâm Ngọc Linh sinh sôi phát triển trong khu vực núi Ngọc Linh, đây cũng là một trong những loài cây chỉ có tại Việt Nam. Loài dược liệu này được xem là một trong những bảo vật quý giá nhất của nước ta chính bởi vì những công dụng tuyệt vời nhằm giúp bồi bổ, hỗ trợ và tăng cường sinh lực, chống lão hóa cho con người. Đay là loại dược liệu này có thể sử dụng cho tất cả mọi đối tượng.
Sâm Ngọc Linh tự nhiên thường mọc dưới tán rừng ẩm, nhiều mùn, độ che phủ trên 80%, thích hợp với nhiệt độ mát mẻ, trong điều kiện khắc nghiệt, tốc độ sinh trưởng chậm; tuy nhiên, nhu cầu con người khá cao, dẫn đến khả năng sâm ngọc linh đang có nguy cơ tận diệt; Do đó, hiện nay Nhà nước ta đã cấm khai thác Sâm Ngọc Linh tự nhiên nhằm bảo vệ loại "quốc bảo" này.
Sâm Ngọc Linh có tuổi thọ càng cao càng chứa nhiều hoạt chất, giá trị sử dụng và lợi nhuận càng lớn. Cách nhận biết tuổi thọ của Sâm, dựa vào vết sẹo trên đầu củ mỗi mùa đông đến mà người ta có thể nhận biết cây sâm bao nhiêu tuổi, ít nhất 3 năm tuổi tức trên củ có một sẹo (sau 3 năm đầu sâm chỉ rụng một lá) mới có thể khai thác, khuyến cáo là trên 5 năm tuổi; mùa thu hoạch tốt nhất phần thân rễ của sâm vào mùa đông. Nghĩa là Tuổi Sâm Ngọc Linh = Số mắt sâm + 3.
CÔNG DỤNG: Theo nghiên cứu của các nhà khoa học hàng đầu Việt Nam, Sâm Ngọc Linh chứa 12 hợp chất hợp chất Ginsenosid, trong đó có một số loại độc đáo chỉ có trong dược liệu này. Theo các nghiên cứu, trong Sâm Ngọc Linh có Ginsenosid giống với Sâm Triều Tiên.
Bên cạnh hàm lượng hợp chất Ginsenosid nhiều, hơn cả Sâm triều tiên, Sâm Ngọc Linh còn chứa các hợp chất Polyacetylen, axit béo, chất đường bột (Carbohydrat), tinh dầu và một số loại khoáng vi lượng khác, đem đến những công dụng diệu kỳ và thể hiện một số tác dụng mang tính đặc thù riêng biệt cho Sâm Ngọc Linh.
Nhờ chưa những hoạt chất có giá trị dược tính cao, Sâm Ngọc Linh giúp tăng cường sinh lực, giúp ăn ngon, ngủ tốt, lên cân, tăng thị lực, hoạt động trí tuệ và cải thiện thể lực, gia tăng sức đề kháng, cải thiện các trường hợp suy nhược thần kinh và suy nhược sinh dục, nâng cao huyết áp ở người có tiền sử huyết áp thấp.
Ngoài ra, Sâm còn có tác dụng đặc biệt như tăng lực, phục hồi sự suy giảm chức năng giúp cho tình trạng của cơ thể trở lại bình thường, kháng các độc tố gây hại tế bào, giúp kéo dài sự sống của tế bào và tăng các tế bào mới. Đặc biệt, Sâm Ngọc Linh có những tác dụng như kháng khuẩn, chống trầm cảm, giảm lo âu (stress), chống oxy hóa và hiệp lực tốt với thuốc kháng sinh, thuốc trị bệnh đái tháo đường; chống lão hóa, tăng tiết tố nữ, giúp đẹp da ở phụ nữ.
Đặc điểm nhận dạng và cách dùng các bộ phận của Sâm Ngọc linh.
- Lá cây Sâm Ngọc Linh: Lá của Sâm Ngọc Linh mọc vòng, thường có 4 (ít khi 3, 5, 6), lá dài từ 7 đến 12cm (ít khi 15cm); mép lá có răng cưa nhỏ đều, gân bên ở mặt trên của lá chét có nhiều lông cứng dạng gai dài đến 3mm, mặt dưới ít hơn. Lá Sâm thường dùng để ngâm rượu:
Cách dùng: Có thể để tươi hoặc rửa sạch, phơi khô để ngâm;
Tỷ lệ: 1 kg (0,5kg khô)+ 10 lít rượu nếp (45 độ), ngâm vào bình sứ, thủy tinh (tốt nhất là Chum đất nung không tráng men); ngâm khoảng 60-75, rượu ngả màu vàng có thể dùng tốt.
- Hoa cây Sâm Ngọc Linh: Cụm hoa của Sâm Ngọc Linh dài 25cm, thường mang tán đơn độc ở tận cùng, đường kính 2,5cm, có từ 70 đến 130 hoa. Hoa màu vàng lục nhạt. Thường kết hợp với một số loài dược liệu khác để ngâm rượu (Vừa bổ vừ có tính thẩm mỹ cao)
Cách dùng: Có thể để tươi hoặc rửa sạch, phơi khô để ngâm;
Tỷ lệ: 1 kg (0,5kg khô)+ 15 lít rượu nếp (45 độ), ngâm vào Chum đất nung không tráng men, không nêm ngâm bằng bình nhựa; ngâm khoảng 60-75, rượu ngả màu vàng có thể dùng tốt.
- Củ Sâm Ngọc linh có thể ngâm theo nhiều cách, nhưng theo các nhà chuyên gian, qua nhiều năm nghiên cứu trong lĩnh vực này, đưa ra 4 cách dùng phổ biến, hiệu quả, tùy thuộc vào nhu cầu có thể vận dụng:
+ Sử dụng trực tiếp sâm Ngọc Linh:
*Xử lý: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Khi sử dụng, bạn chỉ cần lấy 1 lát nhỏ vừa đủ, cho vào miệng, rồi ngậm từ từ cho đến khi tan hoàn toàn.
* Nên dùng: Cách này dùng cho những người mắc bệnh lâu ngày khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, ăn không ngon, chán ăn, cũng như dùng cho người mắc chứng “phế hư” khiến chức năng hô hấp kém, phổi yếu, hụt hơi, hay thở gấp.
+ Sâm Ngọc Linh tẩm mật ong:
*Xử lý: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng. Tiếp theo bạn cho từng lát vào lọ thuỷ tinh, rồi đổ mật ong vào (tốt nhất nên dùng mật ong nguyên chất). Đậy kín nắp trong khoảng 1 tháng là có thể lấy ra dùng. Khi dùng, mỗi lần bạn dùng 1 lát để ngậm, ngày ngậm từ 2 đến 4 lần.
+ Trà Sâm Ngọc Linh:
* Xử lý: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh, rồi phơi khô, sau đó cắt thành từng lát mỏng, rồi để riêng. Khi dùng bạn lấy vài lát sâm (khoảng 2g) cho vào ấm rồi đổ nước sôi vào và pha như các loại trà bình thường. Uống hết, ta tiếp tục lặp lại thao tác cho tới khi thấy mất hoàn toàn vị sâm, thì lấy ra và nhai bã cho tới khi tan hoàn toàn.
+ Sâm Ngọc Linh ngâm rượu
* Xử lý: Rửa sạch củ Sâm Ngọc Linh. Sau đó cho cả củ sâm vào lọ thuỷ tinh đã chứa đầy rượu (tầm 45 đến 60 độ). Đậy kín và để tầm từ 90 ngày trở lên rồi dùng mới cho hiệu quả tốt. Tỷ lệ khuyên dùng là 50g Sâm Ngọc Linh ngâm với 1 đến 2 lít rượu, mỗi ngày bạn chỉ nên dùng từ không quá 2 ly rượu sâm mắt trâu.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin sơ lược về các Đặc điểm thành phần, Công dụng của Sâm Ngọc Linh. Hy vọng bài viết sẽ đem lại một số nội dung hữu ích.
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong các bài viết sau của Tây Thiên!