Nấm HẮC CHI hay còn được gọi với cái tên Linh chi đen (hay Hắc Linh chi) được xem là thượng phẩm, là một vị thuốc quý trong nhân gian. Nấm linh chi có tên khoa học là Ganoderma lucidum, có màu đen, vị mặn, tính bình. Loài nấm này thường mọc ở rừng núi cao, rừng có nhiều loại gỗ cây lá rộng; Nấm linh chi đen là một trong 6 loại nấm linh chi, bao gồm: hắc chi (linh chi đen), hoàng chi (linh chi vàng), xích chi (linh chi đỏ), tử chi (linh chi tím đỏ), bạch chi (nấm linh chi trắng), thanh chi (linh chi xanh).
Có nhiều nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: germani, axit ganoderic, axit ganodermic, axit oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosine, beta-D-glucan. Đặc biệt, trong nấm linh chi có hàm lượng germani cao hơn trong nhân sâm đến 7 – 10 lần. Vì thế, Nấm linh chi được xếp vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm, và được xem là loại thuốc cực quý trong đông y.
Hắc chi thường được thu hái từ tháng 3 – 5 hay tháng 9 – 11; Nếu không thu hoạch đúng cách thì nấm linh chi sẽ không có dược tính, hoặc có rất ít. Nấm linh chi có dược tính tốt nhất khi thu hái ở đúng độ tuổi, còn bào tử ở trong nấm vì bào tử của nấm mới có dược tính. Linh chi đen đúng thứ 2 trong bảng xếp hạng 6 loại linh chi thường gặp, chứa đầy đủ các nhóm chất có hoạt tính sinh học tốt như các loại nấm linh chi khác, như: Peptidoglycans: Các peptidoglycans phân tách từ nấm linh chi đen có tác dụng tăng cường miễn dịch, kháng virus mạnh. Polysaccharids: Hoạt tính sinh học mạnh mẽ của các polysaccharids được chiết xuất từ thân nấm, bào tử và sợi nấm linh chi có tác dụng rất tốt trong chống viêm, hạ đường huyết, khả năng chống loét, kháng khuẩn, kích thích và tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch. Triterpenes: Các triterpenes này có vai trò quan trọng trong việc hạn mỡ máu, chống oxy hóa và tăng cường miễn dịch. Nấm càng giàu triterpenes có vị càng đắng.
Từ xa xưa, nấm hắc chi đã được xem là một dược phẩm quý hiếm, có tác dụng tăng cường sinh lực, đại bổ, chống lão hóa. Hắc chi có vị nhạt, tính ấm, có tác dụng tăng khả năng miễn dịch, bảo vệ kích thích hoạt động nội tạngbảo vệ gan, giải độc, bổ não, tiêu đờm, lợi niệu, bổ dạ dày.
Ngày nay, tây y đã chứng minh, nấm linh chi đen có hàm lượng chất germanium cao gấp hàng nhiều lần trong nhân sâm, có tác dụng tăng cường và điều hòa và tăng cường miễn dịch tốt, giúp phòng, trị và nâng cao thể trạng cho các bệnh nhân ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt; có tác dụng làm đẹp đối với phái nữ.
Ngoài ra, nấm hắc chi chứa chất germani giúp tế bào hấp thụ Ôxy tốt hơn; polysaccharide làm tăng khả năng miễn dịch trong cơ thể, làm khỏe gan, tiêu trừ, khắc chế tế bào ung thư; acid ganodermic chống dị ứng, chống viêm nhiễm nội tạnvà các vết thương hở.
Tác dụng cụ thể được khoa học kiểm chứng, trên rất nhiều thí nghiệm và thực tế, trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: đồng, sắt, kali, magie, natri, canxi; vì thế tác dụng biểu hiện qua các nội dung sau:
- Giải độc gan, tăng cường chức năng gan, tác dụng tốt trên nhóm người bị viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
- Ổn định huyết áp, giảm huyết áp ở người bị huyết áp cao.
- Hạ đường huyết làm giảm sự đề kháng insulin ở bệnh nhân tiểu đường.
- Giảm mỡ máu, giảm LDL-C, uống nước nấm linh chi đen đều đặn giúp phòng xơ vữa động mạch và đột quỵ do mỡ máu cao.
- Chống oxy hóa mạnh, làm chậm sự lão hóa của tổ chức và cơ thể.
- Nâng cao sức đề kháng, điều hòa miễn dịch.
- Tăng cường dưỡng chất và năng lượng cho tế bào não, làm giảm sự mệt mỏi, lo âu, cải thiện giấc ngủ, giúp ngủ ngon và sâu hơn.
- Bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe cho nhóm người mệt mỏi, vừa ốm dạy, người già, những người ăn uống kém.
- Ngoài ra, đối với phụ nữ, Hắc chi còn có tác dụng làm tăng lượng hormone estrogen, củng cố và phục hội tiết tố nữ ở tuổi 40, giúp làn da căng, sáng.
- Cắt thành lát rồi nấu với nước uống.
- Ngâm nấm linh chi đen với rượu 45 độ (Tỷ lệ: 1 kg nấm khô/10 lít rượu, khoangr 45- 60 ngày dùng được)
- Kết hợp với các dược liệu khác để tạo bài thuốc chữa bệnh (có thể ngâm chung với sáp ong).
Hi vọng, bài viết có thể cung cấp cho người đọc một số vấn đề bổ ích.
Người viết: Tây Thiên.