LINH CHI – NẤM TRƯỜNG THỌ
Có thể nói rằng, Nấm linh chi được mệnh danh là "thần dược" quý giá mà thiên nhiên đã ban tặng cho con người nói chung và đồng bào Tây nguyên nói riêng. Từ hàng ngàn năm trước, người ta thường sử dụng nấm linh chi rừng để bồi bổ sức khỏe và chữa rất nhiều loại bệnh. Vậy cụ thể tác dụng của nấm linh chi rừng như nào, Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Nấm linh chi rừng hay còn gọi là nấm trường thọ (tên khoa học Ganoderma Lucidum). Đây là một loại “thần dược” ở hạng thượng phẩm và đặc biệt quý hiếm. Nấm linh chi rừng có 2 phần chính là cuống nấm và phần mũ nấm có hình xòe quạt. Trên mặt mũ nấm thường có các vân vạch đồng tâm, màu chuyển dần từ vàng sang màu nâu đỏ sẫm và phần cuống nấm thường không phân nhánh.
Loại nấm linh chi rừng này rất khó kiếm, không phải nơi nào nấm cũng mọc được. Nấm linh chi rừng chỉ ưa mọc ở những cây gỗ mục và phải hội tụ đủ yếu tố độ ẩm lẫn ánh sáng. Thường có nhiều trong các khu rừng sâu (không có người hái, môi trường trong lành, không ô nhiễm bởi hóa chất). Vì vậy, tác dụng của nấm linh chi rừng này mang lại giá trị rất cao và không bị ảnh hưởng bởi các loại phân bón và cùng không bị ô nhiễm, hoàn toàn tự nhiên và vô cùng tốt cho sức khỏe.
Tác dụng của nấm linh chi rừng.
Tác dụng của nấm linh chi rừng mang đến cho con người là rất lớn. Những hoạt chất quý hiếm và đa dạng trong nấm linh chi có tác dụng hỗ trợ điều trị rất nhiều căn bệnh khác nhau:
Thứ nhất, đối với hệ miễn dịch: Giúp tăng cường hoạt động của hệ miễn dịch, từ đó tăng khả năng kháng lại các virus, vi khuẩn có hại cho sức khỏe, nhất là các loại bệnh liên quan đến nội tạng. Nấm linh chi còn có tác dụng nâng cao hoạt tính của đại thực bào và tế bào Lympho nhờ tăng cường chức năng sản xuất interferon trong cơ thể giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan siêu vi.
Thứ hai, đối với hệ thần kinh: Nấm linh chi rừng có tác dụng làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, giúp an thần, thư giãn cơ bắp, tế bào thần kinh. Vì vậy, nấm linh chi thường dùng để hỗ trợ trị chứng đau đầu, mất ngủ, suy nhược thần kinh và stress mãn tính rất hiệu quả.
Thứ ba, đối với hệ tuần hoàn: Nấm linh chi có tác dụng đặc biệt trong việc làm giảm Cholesterol trong máu và thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, giảm xơ cứng thành động mạch giúp thúc đẩy quá trình lưu thông máu trong cơ thể, tăng cường tuần hoàn máu. Ngoài ra, nấm linh chi còn giúp chống nhiễm mỡ, xơ vữa động mạch và các biến chứng khác.
Thứ tư, hỗ trợ chống ung thư: Trong thành phần của nấm linh chi có chứa Germanium, Beta-carotene 2 chất này có khả năng ngăn chặn ung thư trong cơ thể, giúp loại trừ và kìm hãm sự tăng trưởng của các tế bào ung thư, nhất là ung thư liên quan đến nội tạng.
Thứ năm, phòng và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Thành phần Polysacchanride, selen, magie, mangan, kẽm có trong nấm linh chi có thể giúp khôi phục tế bào đảo tuyến tụy, từ đó thúc đẩy quá trình điều tiết Insulin và cải thiện nhiều chức năng cơ bản của Insulin, làm giảm đường huyết trong máu của người bị bệnh tiểu đường.
Thứ sáu, chống dị ứng: Chất Acid Ganoderic và Butterbur trong nấm linh chi có tác dụng như một chất oxi hóa khử các góc độ trong cơ thể và bảo vệ khỏi những ảnh hưởng từ các tia chiếu xạ, bức xạ nhiệt...
Thứ bảy, hỗ trợ hệ tiêu hóa và bài tiết: Nấm linh chi sẽ giúp làm sạch ruột, thúc đẩy hệ tiêu hóa, chống táo bón mãn tính. Nhóm Sterois trong nấm có tác dụng giải độc gan, bảo vệ gan ngừng tổng hợp Cholesterol, ức chế các loại vi khuẩn nên có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ và hầu hết các loại bệnh liên quan đễn gan.
Thứ tám, tác dụng của nấm linh chi rừng trong làm da khẻo, đẹp: Nấm linh chi có thể giúp thẩm thấu và loại bỏ các sắc tố lạ trên da, tăng khả năng mang đến một làn da khỏe, đẹp, hồng hào và chống lại các bệnh ngoài da như dị ứng, mụn trứng cá, và khắc chế hiệu quả phản ứng phụ của tia UV.
Cách bảo quản nấm linh chi rừng
Xuất phát từ đặc điểm hình thành, phát triển, nấm linh chi rừng thường dễ bị vi sinh vật trong môi trường tiếp cận và phân hủy khi mới thu hái về; vì thế, bảo quản nấm linh chi rừng đúng cách sẽ giúp cho Nấm linh chi rừng để được lâu, phát huy được tối đa công dụng đối với sức khỏe người dùng. Để nâng cao chất lượng nấm linh chi rừng, ta có thể tham khảo một vài cách bảo quản nấm linh chi rừng như sau:
Cách 1:
Trong 24 giờ khi thu hoạch: phơi mặt dưới nấm dưới nắng 6-7 giờ.
Ngày 2: Lật lại và phơi mặt trên của nấm linh chi thêm 4-6 giờ; chuyển phơi trong bóng râm có gió.
Ngày 3: Tiếp tục đem mặt dưới nấm đi phơi nắng thêm 5-7, giờ sau đó để trong bóng râm, có gió.
Ngày 4,5,6 Giữ linh chi thông thoáng trong bóng râm, có gió (có thể dùng quạt làm khô 12h mỗi ngày) đến khi khô hoàn toàn.
Cách 2: Có thể dùng lò sấy điện hoạch củi (tùy vào điều kiện) để cho nấm khô hoàn toàn (chú ý 1 ngày không sấy quá 06 giờ đồng hồ), duy trì nhiệt độ trung bình không quá 60 độ C.
Chỉ cần thực hiện theo đúng quy trình các bước (cách 1) trên sẽ giúp nấm linh chi bảo quản được lâu hơn mà không dễ bị mối mọt và không gây ảnh hưởng đến chất lượng của nấm linh chi rừng. đối với cách 2 (trong điều kiện mưa bão dài ngày, không có điều kiện phơi dưới ánh nắng mặt trời).
Bài viết được đúc rút từ kinh nghiệm thực tiễn hơn 10 năm làm nghề, có thể chưa đáp ứng được nhu cầu của bạn đọc; nhưng hi vọng, sau tham khảo, các bạn lựu chọn được cho mình một phương pháp bảo quản và sử dụng có hiệu quả cao nhất.
Chúc các bạn thành công.