CHUỐI HỘT RỪNG – SẢM PHẨM ĐẶC TRƯNG CỦA NGƯỜI TÂY NGUYÊN.
Chuối hột rừng thuộc họ Chuối – Musaceae, tên khoa học Musa paracoccinea; cây chuối hột rừng mọc hoang nhiều ở ven rừng và các bụi rậm; phát triển mạnh ở Tây bắc và Tây nguyên; trong đó, mật độ dày ở các tỉnh Gia Lai, Kon Tum... cguoois hột rừng được sử dụng rất nhiều trong đời sống hàng ngày, đây vừa là vị thuốc nổi tiếng, vừa là thực phẩm chứa rất nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Các đáng mày râu thường dùng chuối hột rừng để ngâm rượu thuốc, giúp nâng cao sức đề kháng, tăng cường sinh lực và giải mỏi tốt ở lứa tuổi trung niên.
Chuối hột rừng là một trong những loại thực vật đặc trưng của rừng Tây Nguyên, được mệnh danh là Tổ tiên của những loại chuối ăn quả. Khác với những loại chuối thông thường, quả chuối hột có cạnh sắc hơn và trong chứa rất nhiều hạt to chắc, cứng. Chuối hột không chỉ được dùng nhiều trong đời sống như một món ăn với rất nhiều chất dinh dưỡng mà còn được xem là một vị thuốc tốt, có nhiều công dụng điều trị bệnh.
Chuối hột rừng có 2 loại: loại quả to và loại quả nhỏ; loại quả nhỏ được sử dụng nhiều hơn, nhất là dùng ngâm rượu. Sử dụng chuối hột rừng có thể dùng quả tươi hoặc quả khô. Để phát huy hết hiệu quả chuối rừng khi ngâm rượu, chúng ta cùng tham khảo một số tác dụng sau:
Chuối hột rừng có thể chữa sỏi ở hệ tiết niệu như sỏi thận, sỏi bàng quang, sỏi niệu đạo; chữa bệnh dạ dày; trị táo bón rất tốt, đặc biệt ở trẻ em; làm giảm các triệu chứng đau mỏi vai gáy, tiêu sưng, điều trị thấp khớp, đau lưng. Ngoài ra, vỏ chuối hột kết hợp quế chi để cải thiện triệu chứng đau bụng kinh ở phụ nữ.
Chuối hột rừng ngâm rượu là một thức uống không thể thiếu được của mỗi người dân tây nguyên. Thực tế, không quá khó để có thể ngâm được một bình rượu chuối hột rừng. Nếu thực hiện ngâm đúng cách, rượu chuối hột rừng sẽ giữ được hương vị thơm ngon và nâng cao hiệu quả điều trị bệnh. Muốn có bình rượu vừa ý, đấng mày râu phải chọn những quả chuối đều, không bị gãy, mốc và dùng rượu có nồng độ vừa phải. Và dùng rượu nếp 40 đến 50 độ.
Rượu chuối hột rừng nên được ngâm trong bình thuỷ tinh hoặc bình sứ, chum sành, tốt nhất là chum đất nung để giữ nguyên thành phần hoạt tính hữu ích trong quả chuối.
Cách chế biến: Rửa sạch, bỏ vỏ rồi phơi khô tự nhiên. Sau khi phơi khô thì đem rửa lại với nước ấm, để ráo rồi dùng ngâm rượu. Chuối hột rừng khi dùng ngâm rượu có thể để nguyên quả hoặc thái lát mỏng đều được. Cho chuối hột và rượu vào bình ngâm theo tỉ lệ 2kg chuối hột / 10 lít rượu, thời gian 75 đến 100 ngày, rượu ngả mầu nâu đỏ là có thể dùng tốt; nên uống vào buổi tối, không quá 02 lý mắt trâu..
Chuối hột rừng tuy có nhiều công dụng, nhưng khi sử dụng bạn cũng cần phải lưu ý một số điều sau đây:
- Chọn đúng nguồn dược liệu chuối hột rừng uy tín, không có chất bảo quản.
- Dùng rượu chuối hột không nên lạm dụng, nhất là uống say sưa, do gặp “bạn hiền”, sẽ gây nóng rát, loét dạ dày, ảnh hưởng đễn sức khỏe.
Hi vọng, qua bài viết, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số kiến thức hữu ích về chuối hột. Rất mong được gặp lại trong các bài viết tiếp theo của Tây Thiên.