Chuối Cô đơn rất hiếm và rất khó ra hoa; loại cây sinh sôi và phát triển các tỉnh miền trung Tây Nguyên như Gia Lai, Kontum, Quảng Nam, Lâm Đồng – tên khoa học là Ensele glaucum (Roxb) E. E Cheesman (Musa glauca Rozb), thuộc họ Chuối – Musaceae.
Chuối Cô đơn gắn liền với đời sống của người Dân Tộc thiểu số Ba Na, JRai... và luôn được người dân trân quý, xem đó như một vị thần có phép màu kỳ diệu. Bởi chính cây chuối đã cứu sống những căn bệnh mà trước kia khoa học chưa thể can thiệp. Ngoài ra, cây chuối đem đến bữa cơm, cứu đói cứu khát và gắn liền với câu chuyện về sự chung thủy của cô gái Ba Na, sự hi sinh thân mình của người mẹ đối với con cái, một mối tình đẹp nên câu chuyện cổ tích.
Một mối tình đẹp trong Buôn Kơniaka, nhưng đã bị dân làng, cha mẹ kỳ thị cấm đoán. Chàng trai, cô gái Ba na bỏ trồn vào rừng sâu. Một ngày nọ chàng bị bệnh qua đời, nàng buồn tủi ngồi khóc chờ chồng và chết đi, rồi hóa thành cây chuối cô đơn, nhất quyết không sinh cây con, mà một mình đơn độc muôi buồng chuối đến chín rồi chết đi.
Câu chuyện gợi lên một cảm giác thiêng liêng của tình mẫu tử, với mỗi người dân Ba Na, cây chuối cô đơn luôn là một biểu tượng bi tráng về một người mẹ, sẵn sàng hi sinh vì đàn con thân yêu.
Công dụng:
Tất cả bộ phận của cây đều có thể sử dụng hiệu quả từ thân, cành, lá, hoa, quả. Tuy nhiên, dưỡng chất vẫn tập trung nhiều nhất ở quả chuối; qua nghiên cứu, các nhà chuyên môn đã thí nghiệm và điều trị hiệu quả các loại bệnh sau:
Tiểu đường: Dùng củ của cây chuối cô đơn sau khi cây đã chết, đem xay lấy nước uống hằng ngày sẽ giúp hạ đường huyết hiệu quả; liều lượng uống 20ml/1 lần; ngày uống 2 lần.
Sỏi thận: Dùng khoảng 20gr hạt phơi khô đem tán bột mịn hòa với nước sôi dùng uống hằng ngày. Có thể đem trái chuối cô đơn đem sắt lát không cần bỏ vỏ, phơi khô và đun nước uống hằng ngày. Thời gian chữa có thể từ khoảng 45-50 ngày.
Hạt chuối cô đơn chữa táo bón ở trẻ: Dùng hạt đem rửa sạch, rồi phơi khô, sao vàng hạ thổ, cho trẻ ăn… sẽ giúp chữa bệnh rất tốt.
Cách ngâm rượu với Chuối cô đơn.
Để sử dụng hiệu quả và bảo quản được lâu dài khi ngâm rượu với quả chuối cô đơn, chúng ta tham khảo cách làm sau:
Buồng chuối đem về đợi chín đều, lột hết vỏ đem phơi khô nguyên quả hoặc thái mỏng. Sao vàng hoặc nướng trên than hồng cho ra màu ngà đỏ. Khi chuối khô ngâm rượu nếp 45 độ. Tỷ lệ 2 kg/05 lít. Sau 45 đến 70 ngày là có thể sử dụng tốt, không được lạm dụng mà chỉ dùng đủ 1 ly mắt trâu trước bữa ăn.
Chuối cô đơn rất hiếm và thường chỉ mọc trong rừng sâu, vùng cao nguyên nên giá trị của nó rất cao. Vì thế khi mua, quý khách nên tìm hiểu kỹ lưỡng.
Chúng tôi đã cung cấp cho bạn một số thông tin sơ lược về các Đặc điểm thành phần, Công dụng của Chuối cô đơn. Hy vọng bài viết sẽ đem lại một số nội dung hữu ích.
Xin cảm ơn và hẹn gặp lại trong các bài viết sau của Tây Thiên!